越南網友賣賬嗎?中國遊客在越南老百姓眼中是什麼樣的呢?請繼續關注
Nỗi nhớ khách du lịch Trung Quốc
想念中國遊客0
Nhiều quốc gia đã mở cửa du lịch, nhưng lượng khách chính đến từ Trung Quốc vẫn vắng bóng.
許多國家已經對旅遊敞開了大門,但來自中國的主要遊客仍然缺席。0
Theo New York Times, không quốc gia nào đóng vai trò quan trọng đối với du lịch toàn cầu trong thập kỷ qua hơn Trung Quốc. Khách Trung Quốc đã chi 260 tỷ USD trong năm 2019 (trước khi có Covid-19), vượt mọi nước khác. Nhưng biên giới Trung Quốc vẫn đóng, ít nhất tới cuối năm nay. Khi thế giới bắt đầu mở cửa nhưng vắng bóng khách Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng sự phục hồi du lịch vẫn chưa thể đạt như trước dịch.
據《紐約時報》報道,在過去十年中,沒有哪個國家在全球旅遊業中發揮了比中國更重要的作用。中國遊客在2019年(Covid-19之前)的旅遊花費是2600億美元,超過了其他所有國家。但至少到今年年底,中國邊境仍然會處於關閉狀態中。在世界開始開放旅遊業,但卻沒有中國遊客的時候,很多專家認為,旅遊業的復甦仍然無法達到疫情之前的水平。0

Một trong những thị trường du lịch phụ thuộc nhiều nhất vào khách Trung Quốc là Thái Lan. Một nhà hàng chuyên đón khách Trung ở đảo Koh Larn mùa cao điểm đón 500-1.000 khách mỗi ngày, thu nhập hằng ngày của quán thời điểm đó là 6.000 USD. Hiện tại, con số là 300 USD. "Kể từ khi họ không đến nữa, chúng tôi mất 80% thu nhập", chủ nhà hàng nói. Điều tương tự diễn ra ở các địa điểm khác như khu vui chơi, chợ đêm, hàng quán, bến du thuyền...
最依賴中國遊客的旅遊市場之一是泰國。 蘭島一家專門接待中國客人的餐廳在旺季每天接待500-1000名客人,當時餐廳的日收入為6000美元。目前,這個數字是300美元。餐館老闆說,“自從他們不來了,我們損失了80%的收入”。同樣的事情也發生在其他地方,如遊樂園、夜市、商店、碼頭......0
Đối với những nơi phục vụ khách du lịch Trung Quốc đi theo tour trọn gói, thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Trên đảo Jeju, Hàn Quốc, số lượng khách Trung năm 2020 giảm hơn 90% so với 2019; xuống còn 103.000 từ một triệu lượt khách. Sang năm 2021, con số đó chỉ còn hơn 5.000 lượt.
對於為中國遊客提供跟團旅遊的地方,損失尤為嚴重。在韓國濟州島,2020年中國遊客人數比2019年減少90%以上,從100萬遊客人次減少到10.3萬人,到了2021年,這個數字僅有5000多人次。0
Hong Sukkyoun, phát ngôn viên của Hiệp hội Du lịch Jeju, cho biết hơn 50% cửa hàng miễn thuế phục vụ khách Trung Quốc ở Jeju đã đóng cửa. Tại Trung tâm mua sắm chính, nơi bán các đặc sản của đảo như chocolate và đồ thủ công, gần hết nhân viên phải nghỉ việc.
濟州觀光協會發言人洪素奎說,濟州為中國遊客服務的免稅店已經關門了超過50%。在主購物中心,銷售巧克力和工藝品等島嶼特產的大多數員工不得不辭職。0
Tại Australia, khách Trung Quốc được coi là "trụ cột" của thị trường du lịch. Năm 2019, nước này đón 1,43 triệu khách Trung Quốc, và hưởng lợi 12,4 tỷ USD từ chi tiêu của họ.
在澳大利亞,中國遊客被視為旅遊市場的“中流砥柱”。2019年,該國接待了143萬人次的中國遊客,並從他們的消費中獲益124億美元。0
Feng Hong, một doanh nhân người Trung Quốc, nói: "Thật tốt khi biết rằng Australia đã mở cửa. Nhưng điều đó chẳng nghĩa lý gì nếu Trung Quốc vẫn đóng cửa với du lịch quốc tế".
中國商人馮宏說,“很高興澳大利亞是開放是很令人高興的。但如果中國繼續不開放國際旅遊的話,那就沒有意義了。
0

Châu Âu, nơi khách Trung Quốc vốn ít phổ biến so với ở châu Á - Thái Bình Dương, những năm gần đây đã nổi lên như một thị trường ngày càng quan trọng. Một ví dụ là bảo tàng Sherlock Holmes ở London, Anh. Vào ngày cao điểm nơi đây đón 1.000 khách và 50% số đó là khách Trung Quốc, Paul Leharne, giám sát viên bảo tàng, cho biết. Từ khi mở lại tháng 5/2021, bảo tàng chỉ đón 10% tổng lượng khách trước dịch. Khi họ mở một gian hàng trực tuyến bán đồ lưu niệm, 30% đơn đặt hàng đến từ Trung Quốc.
中國遊客不像對亞太地區那麼瞭解的歐洲,近年來已成為一個越來越重要的市場。一個例子是英國倫敦的福爾摩斯博物館,博物館館長Paul Leharne表示,在高峰期,他們會接待1000名遊客,其中50%是中國人。自2021年5月重新開放以來,該博物館僅接待了疫情前總參觀人數的10%。他們開辦了一家銷售紀念品的網店,有30%的訂單來自中國。0
"Chúng tôi thấy rõ sự vắng mặt của họ", Alfonsina Russo, Giám đốc Đấu trường La mã ở Rome, nói về khách du lịch Trung Quốc. Theo bà Russo, khách châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, chiếm 40% lượng khách quốc tế đến đây năm 2019. Năm đó, trang web hướng dẫn của Đấu trường La mã đã có thêm bảng chỉ dẫn bằng tiếng Trung song song tiếng Anh và Italy.
“我們清楚地感受到了他們的缺席,”羅馬鬥獸場館長阿方西娜·魯索在談到中國遊客時表示。 據魯索女士介紹,2019年來此旅遊的亞洲遊客人次中,中國遊客佔國際遊客的40%。那一年鬥獸場的指南網站除了義大利語和英語的指引牌之外,還增加了一箇中文指示牌。0
Ở Paris, Pháp, hàng dài du khách Trung Quốc đi dạo quanh các cửa hàng ở đại lộ Champs-Élysées từng là cảnh thường thấy. Khaled Yesli, 28 tuổi, giám đốc bán lẻ của một cửa hàng sang trọng trên đại lộ, cho biết: "Trước đại dịch, chúng tôi có bốn nhân viên bán hàng nói tiếng Trung, giờ chỉ còn một và chưa có ý định tuyển thêm". Trước đây, một vài đồ lưu niệm của cửa hàng thậm chí được thiết kế để phục vụ khách Trung Quốc, và giờ đây số đồ đó ế ẩm vì không có người mua.
在法國巴黎,中國遊客在香榭麗舍大街的商鋪間走來走去大排長龍,曾經是司空見慣的景象。林蔭大道一家28歲的奢侈品店零售經理Khaled Yesli表示,“在疫情大流行之前,我們有四名會說中文的銷售人員,現在只剩下一名,目前還沒有招聘更多員工的打算”。以前,店裡的一些紀念品甚至是為了迎合中國顧客而設計的,現在這些商品因為沒有買家而滯銷了。0
Nỗ lực đón khách
努力接待遊客0
Dù khách Trung Quốc không đến Thái Lan dịp Tết, người dân địa phương vẫn treo đèn lồng đỏ khắp các bãi biển và khu phố Tàu từ Bangkok đến Phuket. Thủ tướng Prayuth Chan-ocha tin rằng, dù trong dịch bệnh, quốc gia này vẫn là một điểm đến được nhiều khách yêu thích.
儘管中國遊客在春節期間不來泰國,但當地人仍然在從曼谷到普吉島的海灘和唐人街上掛著紅燈籠。總理巴育認為,儘管有疫情,該國仍然是許多遊客最喜愛的旅遊目的地。0
Chính phủ đang lên kế hoạch thiết lập các thỏa thuận song phương về du lịch với Trung Quốc. Sự trở lại của họ được cho là chìa khóa cho sự hồi phục kinh tế bền vững. Các cuộc đàm phán này được Thái Lan thúc đẩy liên tục trong tháng 2, khi thủ tướng Prayuth Chan-ocha sẽ sớm thảo luận với Bộ trưởng Văn hóa Du lịch Trung Quốc chi tiết về các chương trình kích cầu.
泰國政府正計劃與中國建立雙邊旅遊協議。中國遊客的迴歸被認為是經濟持續復甦的關鍵。泰國在二月份將繼續推動該協議的談判,屆時泰國總理巴育將與中國文化和旅遊部長進行相關刺激計劃細節的討論。0

Chính phủ Australia cho biết họ không muốn từ bỏ thị trường rộng lớn này, vẫn tiếp tục quảng bá du lịch với khách Trung Quốc trong suốt thời gian diễn ra đại dịch. Ngành du lịch Australia từng tổ chức một sự kiện với hơn 200 đại lý Trung Quốc. Tuy nhiên giờ các đại lý đều không nhận điện thoại, hoặc nói rằng họ đã ngừng công việc kinh doanh.
澳大利亞政府表示不想放棄中國這個巨大的市場,在整個疫情期間持續向中國遊客推廣旅遊業。澳大利亞旅遊業曾與200多名中國代理商舉辦活動。但現在代理商要麼不接電話,要麼說他們已經停止營業了。0
Catherine Oden, nhân viên của Atout France, cơ quan chuyên quảng bá du lịch Pháp, cho biết cô phải làm quen với các nền tảng mạng xã hội như Weibo và Douyin. Tại đây, cô thường đăng bài, phát trực tiếp các hoạt động ảo như dạy nấu ăn và tham quan nước Pháp qua màn ảnh. Oden nói rằng cô muốn nước Pháp luôn ở trong tâm trí du khách Trung Quốc, và khi mọi thứ trở lại bình thường họ sẽ chọn nơi này là điểm đến đầu tiên.
法國旅遊專業推廣機構Atout France的員工Catherine Oden表示,她必須要熟悉微博、抖音等社交媒體平臺。 在這些平臺上,她經常透過影片釋出和直播烹飪課程和訪問法國等虛擬活動。Oden表示,她希望法國留在中國遊客的心中,當一切恢復正常時,他們會選擇這裡作為他們的第一目的地。0
Học viện Du lịch Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết số chuyến du lịch nước ngoài của người dân năm 2020 giảm 86,9% so với 2019. Hơn 80% người Trung Quốc được hỏi cho biết hiện chỉ muốn du lịch nội địa để đảm bảo an toàn. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tuần trước cảnh báo sẽ có khoảng 2 triệu người chết vì Covid-19 nếu nước này mở cửa biên giới và nới lỏng hạn chế. Du khách nhập cảnh Trung Quốc phải cách ly trong một khách sạn do chính phủ chỉ định hai tuần, tuần thứ ba phải cách ly tại nhà riêng hoặc một nơi tự chọn.
總部位於北京的中國旅遊研究院表示,2020年旅客出境遊的人數比2019年減少了86.9%。超過80%的中國受訪者表示,他們現在只想到國內地點旅遊,以確保安全。中國研究人員上週警告說,如果該國開放邊境並放鬆限制,將有大約200萬人死於疫情。進入中國的遊客必須在政府指定的酒店隔離兩週,第三週必須在自己家或自己選擇的地方進行隔離。
0
評論翻譯
Dũng
Bạn mình làm khách sạn và bán đồ lưu niệm chỉ mong được tiếp khách TQ, họ chi tiêu rất mạnh tay và không tỏ ra thái độ thượng đẳng như ai đó
我開賓館和賣紀念品的朋友只希望能接待中國遊客,他們消費很給力,而且也不會像某些人一樣表露出高人一等的姿態。0
Amnc
Nhớ thời 2005, tối mình thường ra quán góc Đề Thám - THĐ với vài người bạn, thấy tây ba lô chỉ uống mỗi người 1 chai bia, ko đĩa trái cây, đồ ăn gì hết.
記得2005年的時候,晚上我和幾個朋友經常到胡志明陳興道路的提探街口餐廳,那些西方佬只喝一瓶啤酒,根本就沒點任何的水果和食物。
0
Tuấn Lê Anh
Ông nói thế không đúng. Mỗi thị trường có thị hiếu phục khác nhau, miễn sao thỏa mãn nhau được.
你這麼說是不對的。每個市場都有不同的口味,只要能互相滿足就行了。0
Messi đá hụt pen
@Tuấn Lê Anh: Thị trường nào thị hiếu nào?
Hiện nay trung quốc tỉ dân đi đến đâu chi tiêu mạnh đến đó. Cho dù họ có là dòmg khách giá rẻ hay thượng lưu thì khách trung vẫn tiềm năng, là nguồn khách được mong đợi tại các thị trường du lịch dù cho là Mĩ châu âu, hay cả việt nam . Theo tính toán của hội liên hiệp du lịch thế giới khách trung là khách chịu chi tiêu mua sắm Nhất thế giới đó bạn
@Tuấn Lê Anh: 哪個市場哪種口味?
現在中國有十幾億人口,人到哪裡消費就強勁到哪裡。不管是廉價還是優質遊客,中國遊客是最有潛力的,不管是在歐美還是越南等旅遊市場,中國遊客都是翹首以盼的遊客來源。根據世界旅遊聯協會的預計,中國遊客是最捨得花錢的遊客。0
John Wick
@Tuấn Lê Anh: Khách Trung Quốc chi tiêu thoáng nhất thế giới. Điều đó không cần bàn cãi. Doanh thu họ mang lại cho các nước chủ nhà gấp nhiều lần khách từ bất cứ nước nào khác .
@Tuấn Lê Anh: 中國遊客是世界上消費最大方的遊客。這是毋庸置疑的。他們給旅遊國帶來的收益是其他國家的很多倍。
0
Rụng răng thích hun
@Messi đá hụt pen: Và cũng là những vị khách bị phàn nàn nhiều nhất trên thế giới. Nếu bạn đã đọc những bài viết nói về họ thì ôi thôi không thể chối cãi, đi tới đâu viết tên vẽ bậy, xả rác, ồn ào tới đó. Tôi cũng vừa mới trải nghiệm về họ trong chuyến đi vừa qua, nơi chụp ảnh lưu niệm cả đám họ sau khi chụp ảnh chẳng muốn tránh ra mà cứ ôm khư khư một vùng đó, nói chuyện rất lớn tiếng, gây ra cảm giác rất khó chịu cho nhiều người khác. Người Mỹ rất tế nhị, mặc dù không nói ra nhưng vẫn có thể thấy họ không thích, lộ rõ qua cách nhìn và nét mặt của họ.
@Messi đá hụt pen: 也是世界上最被人嫌棄的客人。如果你看過那些關於他們的文章就懂了,這些是無法反駁的,他們不斷去到哪裡都亂寫亂畫、亂丟垃圾和無比吵鬧。在前一陣子我就深有體會,他們在拍照地方拍完照之後壓根就不會避讓,總是在那個地方死賴著不肯走,說話很大聲,令別人感覺非常的難受。美國人很細膩,儘管沒有說出口但是也能感覺到他們很不喜歡,從他們的眼神和臉色中就能看得出來。0
Đại Dương Vũ
@Amnc: Ủa ! Họ mặc dù là Tây , có tiền nhưng đâu phải cứ thể hiện qua việc thoải mái ăn uống , họ chẳng phải ky bo , đơn giản họ thích gì thì họ mua cái đó , bạn ko có quyền ép họ phải mua nhiều . Bạn có quyền ko bán nhưng đừng tỏ thái độ phê phán hay so sánh
@Amnc: 就算他們是西方人,有錢但是也沒必要透過吃喝隨意來體現出來,他們根本不是小氣,簡單來說是因為他們喜歡什麼就買什麼,你沒有權利強迫他們必須多買。你有權利不賣,但是別表現出批判或比較的態度。0
mtna2510
@Messi đá hụt pen: Khách Trung ăn to nói lớn, thích mặc đẹp ăn ngon, ngoài ra còn khá sĩ tranh nhau trả tiền, đãi cho cả bàn tiệc. Nói chung là dân Trung thích đẹp, thích đồ chất lượng cao, mua số lượng nhiều, dân thì đông, chi trả thường ko tiếc tay. Ai bán cũng thích dân Trung
@Messi đá hụt pen: 中國遊客總是很健談,喜歡穿好看的吃好吃的,此外還有很多人爭著付錢,給全桌人買單。總的來說中國人喜歡漂亮的,喜歡高質量的產品,買的東西很多,人也很多,花錢經常是大手大腳。賣東西的人都喜歡中國人。0
Chuyen
@Đại Dương Vũ: Ai ép mua bán gì đâu có gì mà gay gắt thế. Bạn đó chỉ nói lên trải nghiệm mà bạn ấy quan sát thấy như vậy thôi. Bạn có ví dụ khác thì nêu lên để mọi người cùng rõ nào. Tôi đi du lịch cùng khách cả Tây, ta, cùng cũng khách Việt và TQ chi tiêu thoáng hơn.
@Đại Dương Vũ: 誰強買強賣了,你有必要這麼激動嗎?他只不過是描述了他觀察到的體驗而已。你如果有不同的例子也可以說出來讓大家明白。我和中國人、西方人以及越南自己人都一起旅遊過,中國人和越南人更捨得花錢。0
blknemesis98
Tôi không biết bạn của bạn tiếp khách giàu hay bình dân chứ phần nhiều họ rất lớn tiếng và đi theo đoàn nên um xùm lắm. Còn người giàu Trung Quốc rất khác với những người này, họ đi ít người hơn.Người Thượng Hải thì lịch sự hơn.
我不知道你的朋友接待的是有錢人還是一般人,但是他們大部分都很吵鬧,而且是跟團的因此非常擁擠。但中國有錢人和這些人非常不一樣,他們一般人很少。上海人很文明。0
blknemesis98
@Messi đá hụt pen: Chi tiêu nhiều là đa phần họ đi du lịch và mua đồ dùm cho đồng nghiệp, bạn bè, bà con và gia đình họ nữa.Thành phần này không giàu đâu bạn.Còn những người giàu họ thích mua đồ có giá trị hơn, thương hiệu hơn , thích trải nghiệm hơn và những người này không thích đi nhóm đông người.
@Messi đá hụt pen: 花錢多是因為他們去旅遊大部分都要幫同事、朋友和家裡人賣東西。這些人並不富有。那些有錢人更喜歡購買有價值的品牌產品,更喜歡旅遊的體驗,不喜歡很多人一起走。0
blknemesis98
@Amnc: Tây ba lô là dân phượt, họ đâu có chi tiêu nhiều.Dân Tây có tiền thì họ chịu chi cho khách sạn cao cấp, ăn uống sang chảnh chứ không ai ra đường ăn mấy đĩa trái cây đâu bạn nhé.Chưa nói tới ăn vô sợ đau bụng nữa chứ.Bạn đừng chỉ cách xài tiền hay hưởng thụ theo sở thích của bạn, mỗi người khác nhau.
@Amnc: 那些西方人是揹包客,他們花銷並不多。有錢的西方人更願意住高階酒店,吃喝有品位,根本不會有誰到大街上去吃那幾碟水果。更何況吃下去還怕肚子疼呢。你不應該按照自己的喜好指責別人享受或花錢的方式,每一個人都不一樣。0
blknemesis98
@John Wick: Bạn nói rất đúng, họ qua Nhật mua bồn cầu,nồi cơm điện,tã lót cho em bé,thuốc Bắc và thuốc Nhật rất nhiều.Cái này công nhận không bàn cải được.
@John Wick:你說得很對,他們到日本買了很多馬桶,電飯鍋、嬰幼兒尿不溼、中藥和日本藥。這一點的確是毋庸置疑的。0
blknemesis98
@mtna2510: Người Trung Quốc đi du lịch ở Nhật đem theo mì gói để ăn dù là mua sắm rất nhiều.Họ mua cho họ,mua dùm bạn bè,đồng nghiệp và bà con của họ nữa.Khi làm ăn thì ai cũng thích bán cho nhiều còn thích khách đó hay không là vấn đề khác.
@mtna2510: 中國人到日本去旅遊哪怕買了很多東西仍然只吃自己帶的泡麵。他們給自己買,給同事買,給家人買,做生意誰都喜歡多賣點東西,但喜歡這些人與否卻是個問題。0
tienhung125
@Rụng răng thích hun: Đúng đó , mình chơi công viên nước ở Nha Trang , xếp hàng và đến lượt mình thì 1 cô gái trẻ TQ đi cùng 3 cô khác lại xen vô chơi trước , mình bảo cô ta phải xếp hàng , cô ta nghênh mặt lên nói "Why?" Lúc đó mình ngỡ ngàng chưa biết nói gì vì mình đoán cô ta là khách du lịch mà xem như đang ở TQ và nhà của họ vậy , lúc đó nhân viên CV nước mới nói thôi kệ nhường cho bả chơi trước đi ...Trước giờ mình đã có cái nhìn không thiện cảm về người TQ vì ra Hà Nôi hay Nha Trang nơi nào có đoàn khách TQ là nơi đó ồn ào bát nháo , còn vô ăn buffet thì lướt qua thôi là đồ ăn coi như hết ... và cô gái này như giọt nước làm tràn ly
@Rụng răng thích hun: 對,我到芽莊的水上世界遊玩的時候,排隊進入,準備輪到我的時候,一箇中國女孩帶著另外三個女孩插隊要先玩,我跟她說要排隊,它抬了抬頭說“why?”,那時候我一臉懵逼無話可說,我猜測這個人是個遊客,並且她可能以為這是在自己家裡。那時候工作人員也說,算了讓她們先玩吧。。以前我就對中國人沒什麼好感了,因為不管是河內還是芽莊只要有中國遊客的地方都無比吵鬧,吃自助的話只是走過而已就什麼都不剩了...這個女孩只是一杯水中的一滴水而已。0
Minh Tuấn
@Tuấn Lê Anh: Du lịch thì cũng là ngành kinh doanh thôi bạn. Khách nào chi tiêu đậm, đem lại doanh thu lớn thì nhà kinh doanh chẳng thích. Bất kể là thị trường nào =))
@Tuấn Lê Anh: 旅遊也是一個經營行業。哪個經營者不喜歡捨得花錢能帶來大量收入的客人?哪個市場都一樣。0
Phan Thank Khoa
@blknemesis98: Người TQ quan niệm là "ăn to, nói lớn". Bạn làm du lịch mà ko biết tôn trọng văn hóa của họ thì đói cũng chẳng nên trách ai. Nên nhớ, họ là khách, là người trả lương cho bạn, chứ ko phải ng làm của bạn.
@blknemesis98:中國人的觀念是“大口吃飯,大聲說話”。你做旅遊的都不知尊重他們的文化,那麼賺不到錢也怪不了誰。要知道,他們是客人,是發你工資的人,而不是為你工作的人。0
John Wick
@blknemesis98: Mang theo mỳ gói là vì món ăn ở điểm đến không phải luôn hợp khẩu vị. Ví dụ khi sang London tôi toàn ăn mỳ phở gói vì không thể ăn nổi các đồ ăn ở đó. Người Việt đi đâu cũng mang mỳ gói hết nhé. Và vẫn mua đồ hiệu tẹt ga.
@blknemesis98: 帶泡麵是因為並不是每一個地方的食物都符合口味。比如去倫敦的時候我吃的也都是泡麵,因為實在吃不慣那地方的東西。越南也不管去到哪裡都會帶泡麵,也依然會購買品牌商品。0
John Wick
@Đại Dương Vũ: Khách Tây không ki bo chút nào, chỉ là rất tiết kiệm thôi. Và rất hay phàn nàn, đòi hỏi. 100 khách Tây may ra chi tiêu bằng 30 khách Trung.
@Đại Dương Vũ: 西方人一點也不小氣,只是節約而已,並且要求和抱怨非常多。100個西方遊客走運的話花的錢也許能趕上30箇中國人。0
PhuongV
@Rụng răng thích hun: Bạn là khách thì bạn thấy phiền, kệ bạn, chứ người bán hàng, dân kinh doanh du lịch cứ thấy thế là thích.
@Rụng răng thích hun: 你是客人你嫌煩,隨你,但是賣東西的和從事旅遊的人就喜歡這樣的。0
PhuongV
@John Wick: Đi Anh thì thế là chuyện bình thường. Đến chính dân Anh còn đi than là "Nước tao chả có cuisine gì cả" cơ mà =))
@John Wick: 去英國吃泡麵是很正常的事情。就連英國人自己都抱怨“我們國傢什麼美食都沒有”。0
Chu
Từ lâu mình đã quan sát họ ở nhiều điểm du lịch trên thế giới.. Đúng là họ ồn ào nhưng VN ta cũng không thua.. Riêng chuyện mua sắm thì tất cả xài thẻ tín dụng và mua rất nhiều, tôi không rõ có buôn được gì ở nơi bán đồ lưu niệm, sản phẩm du lịch.. không nhưng có lẽ chắc chắn họ mua làm quà.. Và một điểm nữa khi nhận ra đồng hương, họ rất vồn vã hỏi thăm, tôi cũng vài lần bị nhầm..
很久以前我就在世界上很多旅遊地點觀察他們了,他們的確是很吵鬧,但是我們越南人也並沒有好到哪去..在購物這點上他們用的都是信用卡並且買得很多,我不知道紀念品商店能賣出些什麼旅遊產品...但他們應該是買來當做禮物的,還有一點是當認出是同鄉時他們會很匆忙的打招呼,我也有幾次被他們誤認為是中國人...0
Sông Hàn
@blknemesis98: Người VN mình đi du lịch TQ, HQ, Singapore, Malaysia cũng đem mì gói, gia vị VN theo rất nhiều vì đồ ăn các nơi đó nói thật nuốt không vô. Nhưng mua sắm thì nhiều đấy nhé.
@blknemesis98: 我們越南人到中國、韓國、新加坡和馬來西亞去旅遊的時候也帶了很多越南泡麵和調料,因為這些地方的東西說實話真的吃不下去。但是東西是買得真多。0
Trương Quang Nhật
Năm 2016, mình dẫn 1 anh TQ dạo dạo hội chợ triển lãm trầm hương tại SECC quận 7.
Ổng dạo 1 hồi mua 50 củ tiền trầm.
Mình sợ ổng lộn nên nói tờ 500k tiền Việt giá trị cao hơn tờ 100 tệ đó nhe, vậy mà ổng cứ đếm, cứ đếm, từng cọc, từng cọc, rồi trả tiền.
2016年我帶著一箇中國人去逛胡志明市第七郡SECC的沉香展會。
他逛了一會兒就買了5千萬越盾的沉香。
我害怕他搞錯因此就跟他說50萬越南盾相當於100多塊人民幣,但他還是一直算,一直算,然後一沓,一沓的付錢。0
Rụng răng thích hun
Mua về bán kiếm lời thì có gì là lạ ??? Tôi từng chứng kiến một du khách đến từ châu Âu chi tiêu gần nữửa triệu Đô để mua những mặt hàng bên Mỹ. Những món đồ xa xỉ mắc tiền đó từ Pháp mà đến Mỹ mua một cách mạnh tay vậy thì rõ ràng là bán lại vẫn có lời. Trong trường hợp của anh TQ này cũng giống nhau thôi.
買回去賣了獲利有什麼好奇怪的??我曾經見證過一個歐洲遊客在美國那邊花了近50萬美元購買了很多貨物。美國人大肆購買法國昂貴的奢侈品,很明顯是因為賣掉時候還有利可圖。這個中國人的情況也差不多。0
Dũng
@Rụng răng thích hun: Thì sao? Rõ ràng là quá tốt cho chủ nhà, bán được hàng giá tốt
@Rụng răng thích hun: 那又如何?很明顯對主人家是非常好的,賣出了非常好的價格。0
phungson8504
@Rụng răng thích hun: Bạn nhầm to rồi,người TQ đặc biệt thích trầm hương,họ mua là để phong thủy may mắn chứ ko thực dụng như mấy a phương tây đâu.
@Rụng răng thích hun:你大錯特錯了,中國人特別喜歡沉香,他們購買是為了風水和好運,並不像西方那麼實用。0
Minh Tuấn
@Rụng răng thích hun: Nhưng vấn đề là nửa triệu đô của anh người châu Âu kia không giúp cho quốc gia của anh đó xếp top đầu về chi tiêu khi du lịch ) Mà vị trí đó thuộc về khách du lịch Trung Hoa
@Rụng răng thích hun: 但問題是近50多萬美元並不能使那個歐洲國家成為旅遊支出最多的國家,這個位置是屬於中國遊客的。0
Rụng răng thích hun
@Minh Tuấn: Thức tỉnh đi bạn !!! Đi chơi có lời mà bạn nói đến chuyện lợi ích quốc gia ??? Nghe hài quá, nói chuyện thực tế chút đi bạn. Tôi lần đầu tiên mới nghe người như bạn đi mua đồ mà nghĩ đến chuyện lợi ích quốc gia, hài hước thật, ngày nay có nhiều người từ hành tinh khác tới quá vậy trời ????
@Minh Tuấn: 醒醒吧你!去玩還可以獲利跟國家利益有什麼關係??聽起來真可笑,實際一點吧!我還是第一次聽到買東西還會想到國家利益的,真是可笑,現在外星人這麼
0
Minh Tuấn
@Rụng răng thích hun: Bạn cứ bị làm sao ý ) thế cả nước của cái ông châu Âu kia chi tiêu cho du lịch trong 1 năm có bằng 260 tỷ USD mà khách du lịch Trung Quốc đã chi tiêu trong năm 2019 không =)))
Bán kiếm lời hay không thì cũng là chi tiêu cho du lịch mà ông )
Còn chắc gì ông châu Âu kia mua về là để bán kiếm lời hả bạn ) hay bạn cũng chỉ đoán bừa =)) Hy vọng bạn sớm thức tỉnh )
@Rụng răng thích hun: 你好像有毛病。那個歐洲遊客的國家一年的旅遊花費能比得上2019年中國遊客花費的2600億美元嗎?
不管是不是銷售獲利仍然屬於旅遊的花銷。
而且難道那個歐洲人買回去就是為了銷售獲利嗎?還是隻是你的猜測?希望你能早日清醒。0
phungson8504
Bất kỳ ai làm trong ngành du lịch đều hiểu tầm quan trọng của khách TQ như thế nào,họ chi tiêu trên tất cả các khách quốc tế,đem lại nguồn thu lớn cho dân mình,điển hình như Hạ Long và Nha Trang giờ vắng bóng khách TQ các bạn có thể thấy rõ.
從事旅遊業的人都知道中國遊客有多重要,他們的支出在所有國家之上,為我們的人民帶來了巨大的收入,典型就是現在缺少了中國遊客的下龍灣和芽莊,結果如何大家都看得到了。0
Chuyen
Khách TQ chiếm tới 30-40%. Ngoài ra còn có khách Nhật, Hàn, Việt, Thái, Cam, Phi, Indo... Nhưng vì nhìn người châu Á thì hao hao giống nhau (giống như ta nhìn người châu Âu nước nào cũng giống nhau) nên họ cứ gọi chung vào là người TQ.
中國遊客佔了30-40%,此外很有很多日本、韓國、越南、泰國、柬埔寨、菲律賓和印尼等國遊客。但是因為亞洲人看起來都長得差不多(就像我們看歐洲人一樣),因此他們都被稱之為中國人。0
Minh Tuấn
Bạn cứ bị sao ấy ) Người ta đo số liệu dựa trên hộ chiếu khi qua cửa hải quan, thông tin mua vé máy bay,.... chứ ai lại đi "nhìn mặt mà bắt hình dong" )
你似乎是有毛病吧,別人都是透過海關和機票等購買資訊確定資料的,誰會像你一樣“看臉識人”。
0